2- ACB Bank thay đổi nhận diện thương hiệu
09/04/20204 – Acecook Việt Nam thay đổi nhận diện thương hiệu
09/04/2020Ngày 28-3-2016, trải qua hơn 12 năm hoạt động, mới đây, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đã chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu mới, cùng với đó là sự chuyển hướng trong chiến lược kinh doanh.
“Trong bối cảnh mới khi mà việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu muốn giữ được tốc độ tăng trưởng như trước đây, chúng tôi buộc phải chăm chỉ, chịu khó hơn. Chúng tôi muốn huy động được nhiều tiền hơn từ những số tiền gửi ít hơn, do đó phải tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Nói cách khác là chúng tôi sẽ chịu khó đánh bắt cả những chú cá nhỏ chứ không phải chỉ mải mê săn cá mập”, ông Tân cho hay. Hình ảnh logo mới trong bộ nhận diện thương hiệu mới là hình 2 đồng tiền xu đã minh chứng cho định hướng chiến lược mới của VFM.
Logo, slogan không đơn thuần chỉ như một cái áo, nên khi thay đổi cả cơ thể sẽ phải thay đổi theo.
Logo, slogan là sự nhận biết của khách hàng, người tiêu dùng với doanh nghiệp. Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu giống như khoác lên mình chiếc áo mới để giao tiếp với khách hàng.
Phải mất khá nhiều thời gian, và chi phí cho những cuộc thay đổi này, và đằng sau chiếc áo đó, cơ thể cũng phải thay đổi theo.
“Thay đổi logo sau hơn 12 năm với những thăng trầm, có lẽ tôi là người đau đớn nhất”, ông Trần Thanh Tân, nhà sáng lập và là TGĐ Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM), tâm sự trước cử toạ.
“Nhưng có lẽ có những lúc ta phải dứt khoát thay đổi”.
VFM là công ty quản lý quỹ nội đầu tiên và cho đến nay là công ty quản lý quỹ nội lớn nhất nước. Logo cũ, với bộ nhận diện thương hiệu cũ, đã chứng kiến những bước thăng trầm của thị trường tài chính.
Ông Tân nhớ lại thời kỳ khai sinh của thị trường chứng khoán, với chỉ hai công ty niêm yết, với đầy ắp những buồn vui.
Một thời, “sáng ra, vừa ngủ dậy, đánh răng cũng thấy được tiền chảy vào mình”, vì “hễ cứ mua được cổ phiếu là chiến thắng”.
Thế rồi, ngày vui rồi cũng chóng qua để lại những nốt trầm khi mà các cổ phiếu lần lượt xuống giá, xuống dưới mệnh giá. Sở Giao dịch chứng khoán đã phải tổ chức các hội nghị… Thị trường khi đó như đã sụp đổ.
Chưa kịp hồi phục thì VFM lại gặp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, mà căn nguyên cũng từ thị trường tài chính mà ra.
Ông Tân cho biết, sau những chuyến đi khảo sát đến Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc, mới nhận ra “nhà đầu tư nhỏ lẻ mới đích thực là nhà đầu tư”.
Từ khi thành lập đến nay, VFM nhắm đến khách hàng là các định chế tài chính.
“Nay chúng tôi cần mẫn như người ngư dân đi đánh cá, sẵn sàng bắt những con cá nhỏ, nhưng nhiều con thì đầy thuyền hơn là đi săn con cá mập”, ông Tân nói khi so sánh logo cũ, với ý nghĩa phức tạp bông cúc hoá rồng, thổ sinh kim mà phải giải thích thì mới có thể hiểu được ẩn ý.
Còn nay, hình ảnh đồng tiền cách điệu tách làm đôi là “đồng tiền nhân đôi”, người đầu tư rất dễ thấy.
VFM là một ví dụ trong hàng loạt sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của các định chế tài chính, ngân hàng trong thời gian qua.
Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu
“Trong bối cảnh mới khi mà việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu muốn giữ được tốc độ tăng trưởng như trước đây, chúng tôi buộc phải chăm chỉ, chịu khó hơn. Chúng tôi muốn huy động được nhiều tiền hơn từ những số tiền gửi ít hơn, do đó phải tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Nói cách khác là chúng tôi sẽ chịu khó đánh bắt cả những chú cá nhỏ chứ không phải chỉ mải mê săn cá mập”, ông Tân cho hay. Hình ảnh logo mới trong bộ nhận diện thương hiệu mới là hình 2 đồng tiền xu đã minh chứng cho định hướng chiến lược mới của VFM.
Logo, slogan không đơn thuần chỉ như một cái áo, nên khi thay đổi cả cơ thể sẽ phải thay đổi theo.
Logo, slogan là sự nhận biết của khách hàng, người tiêu dùng với doanh nghiệp. Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu giống như khoác lên mình chiếc áo mới để giao tiếp với khách hàng.
Phải mất khá nhiều thời gian, và chi phí cho những cuộc thay đổi này, và đằng sau chiếc áo đó, cơ thể cũng phải thay đổi theo.
“Thay đổi logo sau hơn 12 năm với những thăng trầm, có lẽ tôi là người đau đớn nhất”, ông Trần Thanh Tân, nhà sáng lập và là TGĐ Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM), tâm sự trước cử toạ.
“Nhưng có lẽ có những lúc ta phải dứt khoát thay đổi”.
VFM là công ty quản lý quỹ nội đầu tiên và cho đến nay là công ty quản lý quỹ nội lớn nhất nước. Logo cũ, với bộ nhận diện thương hiệu cũ, đã chứng kiến những bước thăng trầm của thị trường tài chính.
Ông Tân nhớ lại thời kỳ khai sinh của thị trường chứng khoán, với chỉ hai công ty niêm yết, với đầy ắp những buồn vui.
Một thời, “sáng ra, vừa ngủ dậy, đánh răng cũng thấy được tiền chảy vào mình”, vì “hễ cứ mua được cổ phiếu là chiến thắng”.
Thế rồi, ngày vui rồi cũng chóng qua để lại những nốt trầm khi mà các cổ phiếu lần lượt xuống giá, xuống dưới mệnh giá. Sở Giao dịch chứng khoán đã phải tổ chức các hội nghị… Thị trường khi đó như đã sụp đổ.
Chưa kịp hồi phục thì VFM lại gặp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, mà căn nguyên cũng từ thị trường tài chính mà ra.
Ông Tân cho biết, sau những chuyến đi khảo sát đến Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc, mới nhận ra “nhà đầu tư nhỏ lẻ mới đích thực là nhà đầu tư”.
Từ khi thành lập đến nay, VFM nhắm đến khách hàng là các định chế tài chính.
“Nay chúng tôi cần mẫn như người ngư dân đi đánh cá, sẵn sàng bắt những con cá nhỏ, nhưng nhiều con thì đầy thuyền hơn là đi săn con cá mập”, ông Tân nói khi so sánh logo cũ, với ý nghĩa phức tạp bông cúc hoá rồng, thổ sinh kim mà phải giải thích thì mới có thể hiểu được ẩn ý.
Còn nay, hình ảnh đồng tiền cách điệu tách làm đôi là “đồng tiền nhân đôi”, người đầu tư rất dễ thấy.
VFM là một ví dụ trong hàng loạt sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của các định chế tài chính, ngân hàng trong thời gian qua.
Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu