Doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ xây dựng thương hiệu

Vai trò của thiết kế bao thư, giấy tiêu đề trong xây dựng thương hiệu
11/04/2020
Doanh nhân Đặng Thanh Vân chia sẻ xây dựng thương hiệu
14/04/2020
Thân gửi bạn đọc,

Doanh nhân Trần Uyên Phương: Xây dựng thương hiệu phải dài hạn
Đó là chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) bà Trần Uyên Phương tại buổi Tọa đàm "Kết nối thương hiệu Việt" được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Tọa đàm do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về phát triển thương hiệu, chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện lãnh đạo nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Tân Hiệp Phát, Vin Group, TH...

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, TS Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư nhấn mạnh: "Liên kết để cùng tạo nên sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt là yếu tố quan trọng để vượt qua thách thức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh thương hiệu quốc gia, đưa đất nước tiến nhanh đến sự phồn thịnh".

Cũng tại cuộc tọa đàm, GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: Cần lưu ý tới những mảng sáng của thương hiệu Việt. "Tầm quan trọng của thương hiệu không chỉ là biểu trưng cho quốc gia mà còn là giá trị vô hình trong doanh nghiệp", GS. Nguyễn Mại nói.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, liên tục

Trước câu hỏi việc làm thương hiệu là học hỏi hay bắt chước?, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho hay học thì có giải pháp còn bắt chước là làm y như đơn vị khác. "Đó là vì sao, tôi đã xuất bản cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ”", bà Uyên Phương chia sẻ.

"Với chúng tôi thương hiệu là đầu tư. Gọi nó là đầu tư vì nó phải mang lại lợi ích gì. Không định hình được giá trị cuối cùng của thương hiệu đó là gì thì chỉ là nhận biết thương hiệu chứ không phải là giá trị thương hiệu. Với Tân Hiệp Phát đã xây thì phải xây cho một giá trị nào vì đều phải dùng tiền để đầu tư. Bản thân Tân Hiệp Phát muốn xây dựng một thương hiệu Việt tồn tại 100 năm. Nay Tân Hiệp Phát mới 25 tuổi nhưng chúng tôi tự tin xây dựng được thương hiệu 100 năm”. bà Uyên Phương nhấn mạnh.

“Chúng tôi nghĩ tới một ví dụ rất đơn giản rằng, chúng ta từng thắp sáng bằng đèn cầy, chúng ta có thể làm đèn cầy tốt hơn nhưng nếu chỉ làm thế thì vẫn không thể bằng phát sáng bằng đèn điện được. Và nếu không dịch chuyển kịp thì chúng ta sẽ bị đào thải.

Tư duy thay đổi thì mới có hành động đúng. Suy nghĩ dài hơi mới có kế hoạch giải pháp cho môi trường, con người. Chúng tôi nghĩ rằng phải có kế hoạch dài hạn để không chỉ tốt cho người làm Tân Hiệp Phát hiện tại mà còn cho con cháu họ sau này”, bà Uyên Phương chia sẻ.
Doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu
Ông Vũ Xuân Trường đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, hiện nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong vấn đề thương hiệu Việt. Đó là vấn đề quy mô nhỏ, đơn lẻ; vấn đề chất lượng, an toàn; năng lực chế biến; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt.

Những khó khăn này đang hiển hiện trong thực tế. Cùng với đó, việc kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và thương mại hiện nay còn rất hạn chế. Chúng ta còn yếu và thiếu năng lực phát triển thương hiệu. Nếu nhận thức thương hiệu là công cụ kinh doanh thì doanh nghiệp phải biết mài sắc nó. Điểm yếu trong kết nối của doanh nghiệp Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu Việt. Doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu.

Còn PGS.TS Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện Chính sách phát triển công nghiệp nhận định ẩn sau chữ thương hiệu là các sản phẩm, các doanh nghiệp, tập đoàn. "Ở Việt Nam, câu chuyện không dừng lại ở xây dựng thương hiệu theo hàng dọc hay hàng ngang, mà quan trọng hơn là thực hiện theo phương thức gì. Theo tôi quan trọng nhất là gắn kết về tài chính

Theo hoinhabaovietnam Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu