Doanh nhân Đặng Thanh Vân chia sẻ xây dựng thương hiệu

Doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ xây dựng thương hiệu
13/04/2020
Doanh nhân Nguyễn Đình Thảo, Nguyễn Đức Sơn chia sẻ xây dựng thương hiệu
14/04/2020
Thân gửi bạn đọc,

Trong khi doanh nghiệp (DN) lớn hiểu biết rất sâu về vấn đề xây dựng thương hiệu và dành một lượng đáng kể nguồn tiền cho hoạt động này, thì ngược lại các DN cỡ nhỏ gần như chưa chú trọng, dù họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền, lên tới 50% doanh thu cho quảng cáo online.

Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Kết nối thương hiệu Việt" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay (29/11).
Doanh nghiệp nhỏ chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu

Tại tọa đàm, đánh giá về việc xây dựng thương hiệu hiện nay, bà Đặng Thanh Vân-Chủ tịch CTCP Thương hiệu và Quản trị Thanhs cho biết: Thực trạng hiện nay là các DN lớn hiểu biết rất sâu về vấn đề xây dựng thương hiệu và dành một lượng đáng kể ngân sách cho hoạt động này, trong khi nghịch lý là các DN cỡ nhỏ gần như chưa chú trọng, dù họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền, lên tới 50% doanh thu cho quảng cáo online. "Có DN có thể coi là nhỏ, chỉ với 5-10 nhân lực nhưng doanh thu tới 1.000 tỷ đồng, chạy quảng cáo đến 300 tỷ đồng trên Google và Facebook.

Với các DN cỡ vừa, một khảo sát gần đây của chúng tôi đưa ra tín hiệu đáng mừng là các DN cỡ vừa trung bình chi 33% tổng chi quảng cáo - truyền thông vào công tác xây dựng thương hiệu, cao hơn khối doanh nghiệp lớn (25%), doanh nghiệp nhỏ (10%) và siêu nhỏ (5%)", bà Vân nói.

Chia sẻ về khó khăn lớn trong xây dựng thương hiệu đối với các DN vừa và nhỏ (SMEs) bà Vân cho biết, có thể kể đến là bản thân họ chưa chú trọng công tác này, mà chỉ tập trung tối đa đạt doanh thu, rồi lại quay vòng đổ vào quảng cáo online. Trong khi đó, nhiều đơn vị muốn xây dựng thương hiệu cũng rất bối rối với không ít rào cản, mà quan trọng nhất là không tập trung xây dựng năng lực cốt lõi làm lợi thế cạnh tranh, không có bộ phần có đủ năng lực xây dựng chiến lược.

Một điểm rất yếu trong việc xây dựng thương hiệu Việt là khả năng kết nối còn yếu giữa các DN. Ví dụ chúng ta đi chào hàng ở nước ngoài thường đi theo nhóm các doanh nghiệp ngang hàng, cùng trong một hiệp hội, tức là không có nhiều giá trị khác biệt. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, họ liên kết theo chiều dọc, theo chuỗi giá trị, ví dụ doanh nghiệp sản xuất đi với doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp luật, tư vấn.
Doanh nghiệp nhỏ chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu

Còn theo ông Vũ Xuân Trường đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, các DN Việt hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi về thương hiệu, vì vậy DN cần có nhận thức đúng về giá trị thương hiệu. Hiện nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong vấn đề thương hiệu Việt. Đó là vấn đề quy mô nhỏ, đơn lẻ; vấn đề chất lượng, an toàn; năng lực chế biến; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt. Những khó khăn này đang hiển hiện trong thực tế. Cùng với đó, việc kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và thương mại hiện nay còn rất hạn chế. Chúng ta còn yếu và thiếu năng lực phát triển thương hiệu. Nếu nhận thức thương hiệu là công cụ kinh doanh thì doanh nghiệp phải biết mài sắc nó. Điểm yếu trong kết nối của DN Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu Việt. Do đó, DN cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều DN nhỏ và vừa nói “chúng tôi lo bữa ăn hằng ngày làm gì có thời gian để ý tới thương hiệu”. Đây chính là câu chuyện thiếu chiến lược cho một DN, thiếu đầu tư về con người, tài chính và công nghệ. Cùng với đó là thiếu tính nhất quán.

Theo doanhnhanviet Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu