Thương hiệu trong bán hàng: 2 – không được tôn trọng hay tin tưởng

Thương hiệu trong bán hàng: 1 – Khách hàng muốn một cái gì đó khác từ bạn
06/05/2020
Thương hiệu trong bán hàng: 3 – Sản phẩm dễ mua hơn
06/05/2020
Khách hàng có thể nghĩ đến nhân viên bán hàng ở nhiều cấp độ quan hệ khác nhau. Đó là người đang cố gắng bán một thứ gì đó, nhà cung cấp, đối tác chiến lược hay một nhà tư vấn đáng tin cậy. Dĩ nhiên, một nhà tư vấn đáng tin cậy luôn có những ưu thế cạnh tranh rất lớn trong việc bán hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu nói trên cho thấy trong một năm qua chỉ 18% nhân viên bán hàng mà những người mua hàng đã tiếp xúc có thể được nhìn nhận như những chuyên gia tư vấn đáng tin cậy và được khách hàng tôn trọng được thể hiện qua tác phong, sự chuẩn bị các công cụ bán hàng và cảm quan về nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. Đáng tin cậy và hiệu quả

Các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm kỹ lưỡng tới kinh nghiệm mua sắm của những khách hàng trước đây của bạn khi họ phải quyết định xem có mua sắm sản phẩm/dịch vụ từ công ty bạn hay không. Họ muốn biết công ty của bạn sẽ ở đó để bán những gì cùng một dịch vụ quan tâm, giúp đỡ khách hàng như thế nào qua cuốn catalogue, brochure. Công ty của bạn đưa ra những lời đảm bảo hay chính sách bảo hành ra sao? Qua cuốn hồ sơ năng lực.

Để khuyến khích các chủ doanh nghiệp này mau chóng đi đến quyết định mua sắm, bạn cần thể hiện rõ ràng yếu tố hiệu quả và đáng tin cậy tại trọng tâm của các thông điệp, công cụ tiếp thị trọng tâm thể hiện ra cụ thể về mặt hình ảnh trực quan sinh động - đừng chôn vùi những thông tin này vào phần cuối của thông điệp tiếp thị hay trên trang web. Và bạn cũng nên đưa ra được những dịch vụ khách hàng tuyệt vời, những chỉ, chứng nhận, cam kết, hồ sơ năng lực khi giao dịch với các khách hàng B2B của bạn.

Bên cạnh đó, những thư chào hàng tới các khách hàng B2B không được hời hợt và thiên về bề ngoài. Sáng sủa và rõ ràng là hai yếu tố thiết yếu nhất, cần có hình chụp sản phẩm đẹp, bắt mắt. Tuyệt đối đừng bao giờ nguỵ trang bản chất của những sản phẩm mà bạn định bán. Thay vì đó, bạn hãy tạo ra cho nó sự rõ ràng và trực tiếp về những gì bạn đang mời chào cũng như sản phẩm này đáp ứng yêu cầu của họ ra sao được thiết kế cẩn thận trên từng trang giấy, file mềm để gửi cho khách hàng của bạn.

“Đâu là điểm yếu chết người của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Đó chính là yếu trong khâu làm thương hiệu. Thương hiệu kém thì khó cạnh tranh, nhân viên thiếu tự tin và không được tôn trọng, kinh doanh kém hiệu quả, và tất yếu dẫn tới sự yếu thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Theo các chuyên gia bán lẻ, một bao bì đẹp sẽ đem lại giá trị truyền thông thương hiệu lớn, trong khi một bao bì xấu sẽ khiến việc quảng bá hình ảnh, truyền thông thương hiệu không có giá trị, không đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng. Điều đó càng khiến các khách hàng đánh giá phía doanh nghiệp không đầu tư nghiêm túc trong việc kinh doanh của mình và làm giảm đi sự tôn trọng đối với doanh nghiệp của bạn.

Theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp Vũ Kim Hạnh cho rằng, giải pháp quan trọng nhất để cạnh tranh với hàng ngoại nói chung là doanh nghiệp Việt phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối. Để hàng Việt thâm nhập được vào hệ thống phân phối nước ngoài, doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến chất lượng hàng hóa, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất để có chỗ đứng trên thị trường, sau đó mới là giá cả. Riêng với các mặt hàng như lương thực, thực phẩm thì yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm phải được coi trọng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho bao bì, mẫu mã, nhãn mác và dịch vụ sau bán hàng, qua đó mới có thể thuyết phục doanh nghiệp bán lẻ quốc tế ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn.

Xem thêm:thiết kế nhận diện thương hiệu