Bài 10 – Làm mới bộ nhận dạng thương hiệu để định vị lại thương hiệu và giúp tăng doanh số.

KAN mang đến đến lợi ích gì với thương hiệu của bạn?
02/08/2020
Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu: 1 – lấy sở trường đánh sở đoản
04/03/2021
Thân gửi bạn đọc,

Việc làm mới bộ nhận dạng thương hiệu bao gồm các bộ sale kit, catalogue, hồ sơ năng lực,... Và tận dụng triệt để những nhận diện hình ảnh, thông điệp mới này lan truyền trên internet và gửi bản mềm qua email, dùng file hình vừa thiết kế để up lên website sẽ giúp cho Doanh nghiệp của bạn tạo được nhiều ấn tượng với khách hàng, đối tác, nhân viên.

Việc làm mới thương hiệu giúp doanh nghiệp cập nhật những thông điệp mới phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại tập trung vào giá trị cốt lõi, sản phẩm chiến lược nêu được những ưu việt của doanh nghiệp so với đối thủ trên thương trường.

Ngoài ra, còn giúp cho nhân viên tự tin trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng làm gia tăng tỷ lệ chốt sale giúp tăng doanh thu công ty.

Riêng những doanh nghiệp tiệm cận B2C cũng tùy lĩnh vực hoạt động mà có những thay đổi về bộ nhận dạng khác nhau ví dụ: Bộ sale kit của Nhà hàng, Khách sạn, Resort,... lại là những cuốn menu có một danh sách dài những sản phẩm được chọn lọc và sắp xếp bắt mắt, những bản chỉ dẫn cho khách khi sử dụng dịch vụ. Bộ nhận dạng thương hiệu, cùng thiện chí đi kèm với chúng chính là yếu tố thu hút khách hàng, khiến họ chấp nhận chi ra hàng ngàn USD để sở hữu những chiếc túi từ nhà mốt Gucci hay Louis Vuitton, thay vì thiết kế na ná đến từ các thương hiệu kém nổi và bình dân hơn. Nếu ngẫm sâu xa hơn, ta sẽ thấy rằng thời trang lại không phải yếu tố quan trọng nhất trong ngành tiêu dùng thời trang.

Thay vào đó, thứ chính xác các nhà mốt xa xỉ, lâu đời và có tên tuổi đang bán là thương hiệu của mình. Tên tuổi, logo và những thông điệp tiếp thị, lấy giá trị làm trung tâm đi kèm với chúng, suy cho cùng, thường để phân biệt giữa quần áo và phụ kiện với thời trang.

Điều này giải thích cho câu hỏi vì sao tất cả từ ngữ, tên, biểu tượng, hoặc thiết kế (bao gồm logo, màu sắc, âm thanh, cấu hình sản phẩm,...) của thương hiệu, đều sẽ tồn tại ngay từ đầu. Lý do chính là nhằm giúp nhận diện sản phẩm của một thương hiệu và phân biệt chúng với những thương hiệu khác.

Thương hiệu không chỉ nhằm nhận diện nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, nó còn nhằm mục đích gia tăng tên tuổi, vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường, cũng như truyền tải những thông điệp đặc biệt và cụ thể của nhãn hiệu.

Do vậy, làm mới bộ nhận dạng thương hiệu để định vị lại thương hiệu và giúp tăng doanh số.

Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu