Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu: 2 – Brand dẫn đầu

Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu: 1 – lấy sở trường đánh sở đoản
04/03/2021
Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu: 3 – Brand thách thức
04/03/2021
Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu: 2 - Brand dẫn đầu

Brand dẫn đầu được xem như kẻ thống lĩnh ngành hàng, họ có sức mạnh với tất cả các bên liên quan – từ người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh cho đến các kênh bán lẻ.

Trong vùng thắng, họ hoàn toàn làm chủ còn tại vùng nguy hiểm, họ sẽ dùng sức mạnh Brand kềm chế và lấn át đối thủ. Có được 2 vùng này, họ sẽ dễ dàng mở rộng độ hiện diện và thị trường. Các Brand này cũng có thể tận dụng khả năng tài chính dồi dào để đầu tư cải tiến, cập nhật những tiến bộ mới nhất về công nghệ/dịch vụ hoặc đi trước ngành hàng.

Brand dẫn đầu phải phòng thủ bằng cách đáp trả mọi cuộc tấn công từ đối thủ. Thậm chí họ còn phải ‘tự tấn công mình’ – chủ động rà soát mọi hoạt động, quy trình nội bộ và nhanh chóng cải thiện những điểm yếu hay thiếu sót trước khi đối thủ nhận ra và khai thác. Brand dẫn đầu không bao giờ được tự mãn, nếu không họ cũng sẽ tụt hậu và xuống dốc nhanh chóng.

Một điển hình Brand dẫn đầu nổi tiếng là Google – người thống trị thị trường công cụ tìm kiếm. Nhờ sự tập trung cao độ và triển khai hiệu quả, họ tăng trưởng thị phần và lấn át Microsoft cùng Yahoo. Trước tiên họ tập trung cung cấp thông tin cho khách hàng, kế đến mở rộng sang hàng loạt sản phẩm khác như Email, Bản đồ, Ứng dụng, Doc, Kĩ thuật đám mây và điện thoại di động. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Google và FB chiếm đến khoản 80% ngân sách quảng cáo hàng năm.

Ngược lại, BlackBerry là một trường hợp rõ ràng minh họa cho sai lầm ‘ngủ quên trên chiến thắng’ của 1 Brand dẫn đầu. Vào năm 2009, BlackBerry thống trị thị trường Smartphone B2B, người hâm mộ cuồng họ đến độ gọi họ là ‘Crackberry’ (Berry phi phàm). Lúc đó có 1 câu chuyện thú vị về nghiên cứu thị trường như sau ‘Nếu trong 1 căn phòng có 20 người, trong đó 1 người có Blackberry thì bạn đoán xem ai là chủ doanh nghiệp?’ Tuy nhiên, sau đó Blackberry lại phân tâm bởi Apple và muốn mình giống Apple hơn là giữ bản sắc của chính mình. Họ tung ra 1 điện thoại cảm ứng, 1 máy tính bảng – cả 2 đều kém. Họ tài trợ cho các buổi biểu diễn nhạc Rock và tung ra Blackberry Messenger (BBM) cho giới trẻ. Họ thất bại trong việc tự cải thiện, sản phẩm nhiều sai sót, khiến khách hàng thất vọng. Kết cục các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển sang Iphone.

Theo Cask

Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu