Bài 7 – Tại sao càng khủng hoảng doanh nghiệp càng phải đầu tư xây dựng thương hiệu?

Bài 6 – Việc cần làm bây giờ là xây dựng nền móng cốt lõi doanh nghiệp.
28/03/2020
Bài 8 – cách vận dụng bộ thiết kế nhận dạng thương hiệu hiệu quả cao nhất.
05/04/2020
Thân gửi bạn đọc,

Đúng vậy, thời khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khủng hoảng, thị trường lủng đoạn, thị phần eo hẹp thì càng phải đầu tư sâu rộng vào việc thiết kế xây dựng thương hiệu.

Tại vì:

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện sức mạnh tầm nhìn doanh nghiệp.
- Xây dựng nhận biết, nhận thức sản phẩm dịch vụ chiếm cảm tình và sự tin tưởng của khách hàng, đối tác.
- Xây dựng công cụ bán hàng, thuận lợi chiến lược bán hàng. Khách hàng sẵn sàng chi trả cho các công ty có thương hiệu với giá cao hơn và tỷ lệ nhận đơn cao hơn.
- Xây dựng niềm tin, tự hào cho nhân viên.
- Thể hiện trên các phương tiện truyền thông tạo lợi thế cạnh tranh.
- Giảm chi phí marketing, truyền thông, thu hút sự chú ý khách hàng và giúp khách hàng dễ nhớ.
- Tăng giá trị thương hiệu.
- Xây dựng lòng trung thành khách hàng, đối tác ngày càng gắn kết.
- Để thể hiện công ty bạn “lớn hơn”.
Sự nhất quán trong thiết kế xây dựng thương hiệu sẽ dẫn đến sự nhất quán trong trải nghiệm khách hàng. Các điểm chạm thương hiệu của bạn cũng sẽ có tính nhất quán với nhau. Hãy tưởng tượng rằng các catalogue, hồ sơ năng lực, tờ gấp, banner, thông điệp, email, quảng cáo, … được gửi cho khách hàng của bạn nhưng không có sự nhất quán giữa chúng, vậy thì khách hàng của bạn sẽ không có cùng trải nghiệm ở các thời điểm khác nhau. Điều này sẽ khó gây ấn tượng sâu sắc.
Đặc biệt Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chú ý:

Nên đầu tư vào công cụ bán hàng và chăm sóc khách hàng sau bán hàng như: catalogue, hồ sơ năng lực, tờ gấp, folder, sale kit... Đây là yếu tố quan trọng gây được tình cảm với khách hàng của mình và bán được nhiều hơn.

Xem thêm: thiết kế nhận diện thương hiệu