Chiến lược xây dựng thương hiệu: 5 – giai đoạn yêu thương

Chiến lược xây dựng thương hiệu: 4 – giai đoạn yêu thích
01/10/2023

Các thương hiệu ở giai đoạn này đã trở thành biểu tượng trong ngành hàng. Họ có độ nhận diện gần hoàn hảo – trên 95%, tỉ lệ chốt đơn & tần suất mua hàng cao, lượng khách hàng trung thành cực lớn, dễ dàng mở rộng thị trường, sức mạnh áp đảo các nhà cung ứng & phân phối. Các thương hiệu này được xem như tài sản của công ty. Việc duy nhất họ cần làm là tiếp tục đẩy mạnh trải nghiệm để tăng lượng khách hàng trung thành & tạo động lực để họ chia sẻ về thương hiệu với cộng đồng dựa trên 3 nguyên tắc sau:

(1) Tiếp tục duy trì quan hệ yêu thương với nhóm khách hàng trung thành.

(2) Nâng cao tầm mức trải nghiệm khách hàng.

(3) Mở rộng giá trị và khách hàng mục tiêu, nhưng cần thận trọng kẻo bạn phá vỡ bản sắc hiện tại của thương hiệu.

Lựa chọn chiến lược

Sáng tạo điều kỳ diệu: tiếp tục gây bất ngờ và làm hài lòng các khách hàng trung thành.
Khai thác sức mạnh: vận dụng sức mạnh thương hiệu để mở rộng & gặt hái lợi nhuận.
Hoàn thiện bản thân: rà soát và cải thiện những thiếu sót trong quy trình, hoạt động kinh doanh trước khi bị đối thủ qua mặt.
Tận dụng fan hâm mộ: truyền cảm hứng cho các fan hâm mộ để họ chia sẻ thương hiệu với cộng đồng.
Tình yêu khách hàng dành cho thương hiệu chính là nền tảng sâu sắc và ổn định nhất. Những lợi thế cạnh tranh khác như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể dễ dàng sao chép trong thời đại thông tin và công nghệ hiện nay. Trong khi đó, nếu khách hàng yêu thương thương hiệu sau 1 thời gian gắn bó và trải nghiệm, họ sẽ khó thay đổi tình yêu hay thậm chí thói quen sang 1 thương hiệu khác. Do đó, nắm bắt rõ mức độ tình cảm hiện tại khách hàng dành cho thương hiệu và có chiến lược, chiến thuật đúng đắn là chìa khóa để thương hiệu có thể phát triển lâu dài.

 

Theo Cask