Thương hiệu trong nguyên tắc khởi nghiệp: 5 – Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thương hiệu trong nguyên tắc khởi nghiệp: 4 – Tập trung vào khách hàng
18/04/2020
Thương hiệu trong bán hàng: 1 – Khách hàng muốn một cái gì đó khác từ bạn
06/05/2020
Khởi nghiệp kinh doanh không phải là việc dễ dàng mà cần phải có một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, thậm chí thất bại rất nhiều lần mới có thể thành công. Nguyên tắc: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đã được nói đến rất nhiều trong những năm gần đây cho thấy nó là một yếu tố có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Không có một chuẩn mực nào của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của riêng doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nghiệp chính là linh hồn, là lý tưởng, là niềm tin của doanh nghiệp và nó đòi hỏi được xây đắp bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty.

Một Giám đốc thông minh sẽ hiểu rằng, ngày nay không chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm và dịch vụ mà họ còn sử dụng một vũ khí cạnh tranh mới, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.
Nhận diện thương hiệu thể hiện văn hóa doanh nghiệp qua những mặt vật chất như đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,… và tác động lên những mặt tinh thần như thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức. Do văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất, tinh thần nên bộ nhận diện thương hiệu sẽ kiến tạo văn hóa doanh nghiệp qua hai mặt Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hữu hình

Hình ảnh công ty chuyên nghiệp: Khách hàng không thể nhìn thấy toàn bộ công ty bạn gồm những gì. Họ chỉ nhìn vào cái dễ hình dung nhất đó là tên, logo và slogan. Văn hóa công ty bắt nguồn và được định hình từ những thứ đó.
Hình ảnh nhân viên chuyên nghiệp: Văn hóa được tạo nên bởi con người. Văn hóa doanh nghiệp không nằm ngoài quy luật đó, được tạo nên từ nhân viên công ty. Cộng đồng sẽ đánh giá văn hóa của một công ty là giàu hay nghèo phụ thuộc vào họ. Hình ảnh đại diện văn hóa doanh nghiệp của họ bao gồm đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp…

Hoạt động chuyên nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp vận động, phát triển như thế nào cũng gần giống nhự hệ thống hoạt động nội bộ, ngoại giao của công ty. Những công cụ truyền đạt văn hóa đó bao gồm danh thiếp, thư từ, bảng quảng cáo…
Không gian làm việc chuyên nghiệp: Tiếp xúc với một văn hóa là bước vào không gian văn hóa đó. Không gian làm việc được thiết kế chuyên nghiệp với tên công ty, logo và khẩu hiệu…

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vô hình

Truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh: Tầm nhìn, sứ mệnh thể hiện qua slogan, tư tưởng, tinh thần của công ty, người lãnh đạo. Đó là sợi dây liên kết những cá nhân biệt lập thành một công đồng phục vụ chung một văn hóa. Nó cho công ty bạn một ý nghĩa sâu xa hơn và dễ thuyết phục hơn. Steve Job không nói Apple chỉ có mỗi sản xuất điện thoai, ông muốn truyền đạt nhiều hơn thế khi thuyết phục John Sculley: “Anh muốn cả đời bán nước ngọt hay muốn có cơ hội để thay đổi cả thế giới”. “Think different” hơn hẳn cái ý nghĩa về một công ty sản xuất điện thoại thông thường.

Sự gắn bó, nhiệt huyết công ty: Truyền đạt được một tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng, đầy cảm xúc, tạo hình ảnh làm việc chuyên nghiệp trong mắt nhân viên, không có lý do gì họ không yêu công ty hết mình, và sống chết vì nó. Nó càng làm văn hóa doanh nghiệp quy nhất, sâu đậm hơn.

Tạo dựng một văn hóa cao cấp trong tâm trí khách hàng: Những gì văn hóa thể hiện ở trên không chỉ có người bên trong công ty tự hào về nhau mà còn cho khách hàng tự hào về những gì họ có. Họ không chỉ sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà họ còn được trải nghiệm văn hóa đẹp và giàu.

Văn hóa doanh nghiệp là tinh thần, linh hồn cốt lõi của thương hiệu, của công ty. Nó không thể xây dựng được ngay trong một hay hai ngày mà là cả quá trình dài phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Thực hiện ngày từ những ngày đầu khi xây dựng từng bộ nhận diện thương hiệu.

Xem thêm:thiết kế nhận diện thương hiệu