Thương hiệu trong tắc khởi nghiệp: 1 – Định vị thị trường

Thương hiệu trong tắc khởi nghiệp: 3 – Có đầy đủ nguồn lực cần thiết
18/04/2020
Thương hiệu trong nguyên tắc khởi nghiệp: 2 – Phát triển sản phẩm dịch vụ
18/04/2020
Khởi nghiệp kinh doanh không phải là việc dễ dàng mà cần phải có một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, thậm chí thất bại rất nhiều lần mới có thể thành công.

Tuy nhiên,trước khi đi vào từng nguyên tắc cụ thể, tôi muốn nhấn mạnh đến một yếu tố còn quan trọng hơn 4 nguyên tắc nói ở trên mà bạn cần nhận thức được trước khi thành lập doanh nghiệp. Khi bạn bắt đầu bước đi trên một con đường khởi nghiệp,bạn phải định hình được là bạn sẽ đi đâu; cũng như vậy khi bạn định kinh doanh, bạn phải xác định được bạn sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nào. Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sẽ cung cấp ra thị trường. Nó là cơ sở của các chiến lược phát triển công ty đề ra, cũng như của nét đăc trưng mà công ty theo đuổi. Thách thức đặt ra ở đây là chủ doanh nghiệp phải bao quát được lĩnh vực hoạt động của mình, nó phải phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp; phải đảm bảo không quá rộng để tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược kinh doanh và cũng không hẹp quá để nó không trở thành yếu tố cản trở sự tăng trưởng trong tương lai.

Nguyên tắc: Định vị thị trường, định vị thương hiệu

Bạn phải nhận thức rõ thị trường mà mình sẽ “sống” trong đó, quan trọng hơn, bạn phải xác định được đâu là thị trường mục tiêu, đồng nghĩa với khách hàng mục tiêu. Thị trường mục tiêu có thể được hiểu là những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng có nhu cầu cũng như sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để không mắc sai lầm khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn phải tiến hành phân đoạn thị trường. Chỉ có cách này bạn mới tìm ra kẽ hở của thị trường và tìm cách khai thác nó. Trên thương trường, kẻ khôn ngoan tìm ra “mảnh đất đang khô nước” đầu tiên sẽ là kẻ chiến thắng. Apple là một ví dụ cho ‘sức mạnh của người tiên phong” trong lĩnh vực máy tính cá nhân với sự “lột xác thần kỳ” từ một gara sửa xe trở thành một công ty 1 tỷ đô la.

Thương hiệu của các doanh nghiệp, công ty là một yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, thương hiệu hơn bao giờ hết, ngày một trở nên quan trọng. Việc định vị thương hiệu cũng ngày càng trở nên quan trọng.

Trong hoàn cảnh phức tạp của sự cạnh tranh trên thị trường ngày nay, hàng hóa ngày một đa dạng làm người tiêu dùng trở nên hoang mang trước tình trạng quá tải thông tin, mặt hàng. Việc nhận diện, phân biệt sự khác nhau giữa các nhãn hiệu của cùng một sản phẩm ít nhiều gây khó dễ với nhiểu khách hàng. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần tạo nên một ấn tượng riêng, một cá tính riêng cho thương hiệu của mình. Từ đó, những chiến lược định vị thương hiệu ra đời. Xem thêm:thiết kế nhận diện thương hiệu